Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học (Lượt xem: 227)
>> TIN TỨC
>> Nông nghiệp - Nông thôn
>> Khuyến Nông - Khuyến Ngư
Tỉnh Sóc Trăng là một trong những vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm của cả nước, với diện tích thả nuôi hằng năm luôn đạt trên 51.000 ha. Dù vậy, nguồn tôm giống phục vụ nhu cầu phát triển nghề nuôi tại tỉnh hiện còn khá hạn chế và phụ thuộc khoảng 75% nguồn giống được nhập từ các tỉnh bạn. Từ thực tế này, thời gian gần đây, Trung tâm Giống Nông nghiệp và Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành sản xuất giống tôm nước lợ để cung cấp nguồn giống an toàn, chất lượng cho người nuôi. Và Trung tâm đã triển khai Mô hình ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học khá hiệu quả.

Trại ương tôm giống của Trung tâm Giống Nông nghiệp và Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng.
Tôm nuôi nước lợ (gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng) là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có đóng góp đặc biệt quan trọng trong nuôi trồng thủy sản nói riêng và ngành thủy sản nói chung. Tại tỉnh Sóc Trăng, kim ngạch xuất khẩu tôm hằng năm hiện đã đạt trên 1 tỷ USD, đóng góp khoảng 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Thành công này là sự cộng hưởng từ nhiếu yếu tố, trong đó con giống là yếu tố quyết định đến 50 % sự thành/ bại của nghề nuôi.
Đối với nghề nuôi tôm nước lợ, tôm thẻ chân trắng là đối tượng được người dân thả nuôi với diện tích lớn hơn nhiều so với tôm sú nên nhu cầu đối với con giống tôm thẻ chân trắng trên thị trường là rất cao. Tại một số địa phương thuộc vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh, như: Trần Đề, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung, người nuôi đã và đang mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ cao, nuôi siêu thâm canh,...
Mô hình nuôi tôm công nghiệp.
Từ thực tế này, Trại thực nghiệm giống vật nuôi thuộc Trung tâm Giống Nông nghiệp và Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học, nhằm góp phần tạo ra đàn tôm giống khỏe mạnh đạt chất lượng, tăng sức đề kháng phù hợp với điều kiện nuôi tại tỉnh.
* Quy trình ương Nauplius thẻ chân trắng
Sau khi tôm đẻ từ 12 - 14 giờ thì trứng nở thành ấu trùng, sau khi được 24 giờ tiến hành thu ấu trùng bể bố trí vào bể ương.
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng được tắm formoline với nồng độ 200ppm trong 30 giây sau đó định lượng ấu trùng bố trí vào bể ương đã chuẩn bị sẵn.
* Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ Nauplius đến Post larvae
Bể dùng để ương ấu trùng cần được vệ sinh kỹ: ngâm chlorine 100 ppm trong 2 ngày. Sau đó, xả bỏ rồi rửa lại bằng xà phòng, dùng nước ngọt vệ sinh lại nhiều lần rồi cấp nước biển từ bể xử lý vào bể ương qua hệ thống lọc tinh.
Ấu trùng sau khi được định lượng xong thì chuyển sang bể ương với mật độ thả từ 400 - 500 ấu trùng Nauplius/lít nước.
Trước khi thả vào bể tiến hành tắm cho ấu trùng qua formalin 200 ppm trong vòng 30 giây.
* Chế độ chăm sóc và quản lý
Thức ăn cho ấu trùng gồm Artemia, các loại thức ăn tổng hợp. Ngoài ra cần bổ sung các loại men tiêu hóa, vitamin tổng hợp vào chế độ ăn phù hợp theo từng giai đoạn phát triển.
Giai đoạn Nauplius: Giai đoạn này ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng vì vậy chưa cần cho ăn thức ăn ngoài.
Giai đoạn Zoea: Việc đón đầu để cung cấp thức ăn cho giai đoạn Zoea 1 rất quan trọng và yêu cầu mức độ chính xác cao, tránh trường hợp tôm đã chuyển giai đoạn nhưng trong bể chưa có thức ăn làm cho ấu trùng đói và lắng đáy. Đồng thời, phải tránh việc đưa thức ăn vào quá sớm làm ấu trùng bị dính chân. Khi Nauplius chuyển được trên 90% sang Zoea 1 là có thể cung cấp thức ăn cho ấu trùng. Lần cho ăn đầu tiên sử dụng Tảo Spirulina, Chatosaro. Sau khi đón tảo 2 lần thì tiến hành cho Zoea ăn thức ăn tổng hợp Frippak I,II (Thái Lan) và được chia đều 3 giờ đồng hồ lần: 0h, 3h, 6h, 9h... Tuy nhiên, lượng thức ăn phụ thuộc vào mức độ sử dụng của ấu trùng Zoea để tăng giảm cho hợp lý.
Giai đoạn Mysis: Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Mysis thì bắt đầu cho ăn Artemia bung dù, cho ăn xen kẽ với thức ăn tổng hợp. Ở các giai đoạn ấu trùng Mysis thức ăn tổng hợp được cho ăn chỉ 4 lần/ngày, còn lại là cho ăn Artemia (4 lần/ngày) cách nhau 3 giờ. Lượng thức ăn cho ăn cũng tùy thuộc vào tình trạng bắt mồi của ấu trùng để tăng giảm cho hợp lý.
Giai đoạn Post larvae: Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Post larvae thì bắt đầu cho ăn Nauplius của Artemia sống, cho ăn xen kẽ với thức ăn tổng hợp. Ở giai đoạn này ấu trùng có khả năng bơi lội chủ động ngược dòng để bắt mồi. Trước mỗi lần cho ăn kiểm tra bể ương nuôi, nếu trong bể còn dư lượng thức ăn thì giảm lượng thức ăn tổng hợp hoặc giảm lượng Artemia cần ấp cho lần tiếp theo, nếu trong bể đã hết thức ăn tức là ấu trùng ăn đủ hoặc thiếu nên kết hợp với quan sát đường phân của ấu trùng để tăng hay giảm lượng thức ăn cho phù hợp.
Bên trong Trại ương tôm giống.
Quá trình ương dưỡng cần đảm bảo được thực hiện đầy đủ nguyên tắc an toàn sinh học theo quy trình:
Vệ sinh trại: Đây là một khâu rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất. Do đó cần phải vệ sinh trại trước và sau cũng như trong suốt quá trình sản xuất. Đảm bảo tốt được điều này sẽ ngăn chặn được các mầm bệnh mới và sự lây lan mầm bệnh xuất hiện sau mỗi đợt sản xuất.
Xử lý chuẩn bị nước phục vụ ương dưỡng: Xử lý nước là khâu đầu tiên quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình ương dưỡng. Mục đích là tiêu diệt các mầm bệnh và các loại vi khuẩn và virus, các chất cặn bã có trong nguồn nước để được nguồn nước sạch, đồng thời đạt các tiêu chuẩn thủy lý, thủy hóa: độ mặn, hàm lượng NH3, H2S, NO2…phù hợp cho giai đoạn ương dưỡng, đảm bảo theo yêu cầu sử dụng. Vì vậy chọn nguồn nước và xử lý nước phải thực hiện nghiêm túc và chính xác.
Con tôm Post sau.
Để đảm bảo ương theo quy trình sinh học, kỹ sư Trang Quốc Phong - Cán bộ Trung tâm Giống nông nghiệp và Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, cho biết phải vệ sinh hết sức kĩ lưỡng khu vực Trại ương vì đây là khâu quyết định đến mầm bệnh trong quá trình ương tôm giống. Thường sử dụng Chlorine nồng độ cao và đậm đặc để tại đều xung quanh khu vực Trại ương và bể ương, sau đó dùng xà phòng rửa lại bằng nước ngọt cho thật sạch, rồi ủ bể ương từ 36 đến 40 giờ để diệt hết mầm bệnh. Các khâu vệ sinh tay, chân, các dụng cụ liên quan đến quá trình ương đều phải riêng biệt với nhau khi vào trại sản xuất.
Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế cho phát triển nghề nuôi tôm, với sản lượng 600.000 - 650.000 tấn tôm mỗi năm. Chất lượng tôm giống là khâu đầu tiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong nuôi tôm. Tôm giống đảm bảo chất lượng chỉ có từ các trại giống có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn, nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh, quy trình vận hành đảm bảo an toàn sinh học, đội ngũ cán bộ kỹ thuật hiểu biết, tuân thủ tốt các nguyên tắc an toàn sinh học.
Cơ quan chuyên môn khuyến cáo người nuôi cần lựa chọn giống tôm tốt nhất ở những cơ sở ương dưỡng có uy tín, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo những vụ sản xuất thành công./.
Trọng Phước, Ngọc Thơ
Tag: |
TIN LIÊN QUAN
-
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình...
-
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu...
-
Khai mạc phiên chợ “Nông sản an toàn...
-
Chủ động phòng bệnh vi bào tử trùng...
-
Nông dân Vĩnh Châu trúng mùa Củ cải...
-
Sóc Trăng sơ kết 5 năm thực hiện...
-
Hiệu quả trồng màu xuống chân ruộng ở...
-
Kế Sách thu hoạch gần 4.000ha Lúa Đông...
-
Khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn...
-
Xã Thạnh Thới An đạt chuẩn Nông thôn mới
-
Sóc Trăng vào vụ sản xuất lúa Hè Thu
-
Biện pháp canh tác vụ lúa Hè Thu...
-
Tăng cường phối hợp kiểm soát tàu cá...
-
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc...
-
Sửa đổi, bổ sung một số Nghị định...
-
Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu...
-
Kỹ thuật trồng Dưa Hấu dưới chân ruộng
-
Hiệu quả kinh tế bền vững từ mô...
-
Sóc Trăng: Tình hình triển khai chính sách...
-
Xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú đạt chuẩn...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Gia Hòa 1 thực hiện tốt công tác chăm lo gia đình chính sách
Đến ngày 19-1-2025, Sóc Trăng thực hiện hoàn thành 33 nhiệm vụ thuộc Đề án 06
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.