Sóc Trăng đã xây dựng được 21 vùng nguyên liệu lúa đặc sản, 5 mô hình điểm trồng cây ăn trái đặc sản (Lượt xem: 309)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Nông nghiệp - Nông thôn

Cập nhật: 25/09/2024

Sáng ngày 25/9, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng tổ chức cuộc họp sơ kết Dự án Phát triển sản xuất lúa đặc sản, giai đoạn 2022 - 2025 và Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản giai đoạn 2023 - 2025.

Sóc Trăng đã xây dựng được 21 vùng nguyên liệu lúa đặc sản, 5 mô hình điểm trồng cây ăn trái đặc sản
Mô hình canh tác lúa đặc sản thích ứng biến đổi khí hậu ở Long Phú.

Theo báo cáo tại cuộc họp, đến năm 2023, Sóc Trăng có gần 320.000 ha lúa đặc sản, chiếm 96% diện tích gieo sạ, đạt gần 164% Kế hoạch; sản lượng đạt 1,12 triệu tấn/năm, chiếm hơn 93% sản lượng lúa toàn tỉnh, trong đó, nhóm giống ST chiếm hơn 56.000 ha. Với nhiều hoạt động hỗ trợ khác nhau, thông qua triển khai Dự án Phát triển sản xuất lúa đặc sản, giai đoạn 2022 - 2025 đã xây dựng được 21 vùng nguyên liệu lúa đặc sản với gần 5.000 ha; đã thực hiện 26 mô hình canh tác lúa đặc sản thích ứng biến đổi khí hậu gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, đạt 33% kế hoạch; củng cố và nâng cao chất lượng cho 34 HTX trồng lúa đặc sản, đạt 68% kế hoạch, trong đó, có 8 HTX sản xuất giống, thực hiện các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực.

Đối với triển khai Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản giai đoạn 2023 - 2025 đã hỗ trợ xây dựng được 108 mã số vùng trồng xuất khẩu. Năm 2023, đã xuất khẩu gần 162 tấn Vú sữa, 42 tấn Bưởi; tiêu thụ thị trường cao cấp trong nước gần 219 tấn Vú sữa và 712 tấn Bưởi. Trong năm 2024, Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng 15 mô hình điểm áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất; hỗ trợ 5 mô hình rải vụ trên Vú sữa, Nhãn, Sầu riêng, Bưởi, Xoài; tiếp tục duy trì, mở thêm vùng trồng và xây dựng 15 mã số vùng trồng;…

Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh đề nghị Dự án phát triển sản xuất lúa đặc sản ở giai đoạn tiếp theo, các địa phương cần quan tâm thực hiện các chỉ tiêu giảm giống, giảm lượng phân đạm, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và áp dụng biện phương quản lý tưới ngập khô xen kẽ nhằm lồng ghép vào mô hình thực hiện “Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Đối với Dự án phát triển cây ăn trái đặc sản, ngay sau khi được phê duyệt kinh phí năm 2024, thành viên Ban Quản lý Dự án cùng các địa phương cần khẩn trương triển khai các hoạt động theo kế hoạch, xem xét thời điểm xuống giống cây trồng hợp lý./.

Ngọc Thơ, Văn Đại

Tag:

QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online