Sóc Trăng có 7 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú". (Lượt xem: 183657)
>> GIỚI THIỆU >> Thông tin trong ngành
Cập nhật: 27/04/2016Nghệ nhân là người chuyên làm nghề thủ công mỹ nghệ hoặc nghệ thuật biểu diễn. Việc công nhận danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" đã khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự trân trọng, gìn giữ tinh hoa văn hóa của dân tộc, góp phần tôn vinh, khích lệ các nghệ nhân có những cống hiến nhiều hơn nữa trong công tác bảo tồn, truyền dạy những di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng.
Ông Sơn Kinh nghệ nhân "Điêu khắc gỗ".
Thực hiện Quyết định số 2508/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về việc ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" (NNƯT) trong lĩnh di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất - năm 2015. Ngay từ đầu năm 2015, Sở VHTT&DL Sóc Trăng thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu NNƯT; Hội đồng đã tổ chức cuộc họp dân nơi cư trú lấy ý kiến đóng góp cho 7 nghệ nhân trong tỉnh và hoàn tất hồ sơ gởi về Bộ VHTTDL. Ngày 13/11/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 2533/QĐ-CTN về việc phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước NNƯT cho 600 cá nhân trong cả nước, trong đó có 7 NNƯT tỉnh Sóc Trăng.
Các NNƯT ở Sóc Trăng gồm: ông Lý Lết, dân tộc Khmer - thành phố Sóc Trăng, nghề thủ công truyền thống "Trang trí họa tiết Khmer". Ông Sơn Kinh, dân tộc Khmer - huyện Trần Đề, nghề thủ công truyền thống "Điêu khắc gỗ" và 5 ông: Nguyễn Văn Hương, Đồng Hoàng Nam - thành phố Sóc Trăng, Hứa Văn Đủ - thị xã Vĩnh Châu, Trần Hà Thủy - huyện Mỹ Tú, Tô Phước Hưng - huyện Mỹ Xuyên - tỉnh Sóc Trăng đều cùng có chung loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian "Đờn ca tài tử" Nam bộ. Bảy nghệ nhân đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
NNƯT Lý Lết, sinh năm 1961, thực hành nghề thủ công truyền thống "Trang trí họa tiết Khmer", vào nghề từ năm 1976 đến nay. Năm 14 tuổi ông khắc và trang trí các mẫu hoa văn cho các Đoàn Nghệ thuật Khmer, viền chân tường, cổng rào, đắp tượng Phật, tháp mái và thực hiện mặt dựng phù điêu ở các chùa Khmer trong và ngoài tỉnh. Hiện ông đang thực hiện công trình xây dựng ngôi chánh điện chùa Đơm Pô - huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Đại đức Sơn Minh Hiển - trụ trì chùa Đơm Pô, cho biết: “Lý Lết là Nghệ nhân chuyên làm những hạa tiết hoa văn mang tính đặc trưng, tinh xảo, thể hiện sự uy nghi của các ngôi chùa Khmer Nam bộ. Nên khi chùa xây dựng Chánh điện, các phật tử đã đề nghị mời Nghệ nhân Lý Lết đến trang trí cho Chánh điện”.
Qua 40 năm thực hành và đi vào nghiên cứu các vốn tạo hình trên họa tiết cổ kết hợp không gian kiến trúc chùa Khmer Nam bộ, hệ thống các dạng họa tiết cổ điển trên gỗ và các chất liệu hiện đại. Nguồn gốc từ nghề của cha, ông đã nắm vững những nguyên tắc cơ bản của nhóm họa tiết Khmer gồm: nhóm Hoa lá (Teê), nhóm Hoa lửa (Pha-nhi-pha-lơn), nhóm phối hợp (AngKo). Hiện ông đang vận dụng vào đời sống thực tế và từng bước phát triển trong việc trùng tu, sửa chữa và xây dựng chùa, tháp. NNƯT Lý Lết chia sẻ: “Đối với con em người dân tộc Khmer có năng khiếu về làm các hoa văn, họa tiết tôi đều nhận dạy miễn phí. Khi các em đã thành thạo đều mạnh dạn đứng ra đảm nhận việc trang trí các họa tiết, hoa văn ở các chùa rất đẹp, rất tinh xảo”.
Ông Sơn Kinh, sinh năm 1927, thực hành nghề thủ công truyền thống "Điêu khắc gỗ" từ năm 1960 đến nay (56 năm). Ông đã điêu khắc gỗ các loại nhạc cụ ngũ âm, các loại mặt nạ trong sân khấu Rôbăm, các đồ dùng sinh hoạt trong văn hóa tâm linh của đồng bào Khmer, trong đó có tượng phật, người gỗ, hộp mọng, hộp trầu cau và nhiều loài động vật: khỉ, rùa, rắn,... Các sản phẩm tạo hình chủ yếu là đồ dùng trang trí. Thời gian qua, ông đã làm ra hàng ngàn sản phẩm điêu khắc và được các cơ quan, báo, đài, các Bảo tàng trong và ngoài tỉnh, nhiều tập thể, cá nhân đến tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm hiện vật như: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Thái Nguyên, Đài truyền hình Cần Thơ, Đài Truyền hình Việt Nam... Từ năm 2003 đến năm 2014, sản phẩm của ông được tham gia triển lãm tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Cần Thơ, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang... và đạt nhiều giải cao. Qua thời gian thực hành nghề, ông truyền dạy hơn 30 học viên.
Sinh ra và lớn lên tại làng Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, nơi sản sinh loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ - NNƯT Nguyễn Văn Hương (Tám Hương), sinh năm: 1932, dân tộc Kinh. Ông tham gia nghệ thuật từ năm 1948 đến nay (68 năm), đã am hiểu, sử dụng thành thạo các làn điệu, điệu thức của 20 bài bản tổ đờn ca tài tử, là tài tử ca, kiêm sáng tác lời mới, là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng, ông đã cho ra đời một số sáng tác tự biên với tập ca cổ "Bài hát cho quê hương", trong đó có 3 bài Nam, 6 bài Bắc, 4 bài Oán, 7 bài Lễ và 14 bài vọng cổ.
Ông Nguyễn Văn Hương - NNTU nghệ thuật đờn ca tài tử
Quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể - Đờn ca tài tử Nam bộ, ông được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) tặng Huy chương vì sự nghiệp văn hóa quần chúng năm 2000 và bằng khen có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ năm 2013. Ngoài ra còn đạt nhiều giải sáng tác trong Liên hoan Đờn ca tài tử 3 tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau, Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Sóc Trăng. Số học viên được ông truyền dạy trên 40 người. Ông Hương chia sẻ: “ Theo tôi, muốn bảo tồn âm nhạc tài tử, thì trước hết phải đào tạo cho được đội ngũ kế thừa một cách bài bản. Ở các địa phương nên nhân rộng ra nhiều CLB đờn ca tài tử để cho lớp thanh niên yêu thích loại hình nghệ thuật này có điều kiện tham gia, phát huy năng khiếu. Tổ chức nhiều hình thức hội thi từ cấp huyện đến tỉnh để các tài tử đờn, tài tử ca có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau, có như thế chúng ta mới có thể bảo tồn được, chứ nếu không đẩy mạnh phát huy thì lấy gì để bảo tồn”.
Việc công nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú đã khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự trân trọng, gìn giữ tinh hoa văn hóa của dân tộc, góp phần tôn vinh, chăm sóc thiết thực cả về vật chất, tinh thần đối với những nghệ nhân và động viên, khích lệ các nghệ nhân có những cống hiến nhiều hơn nữa trong công tác bảo tồn, truyền dạy những di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng./.
Lữ Giàu – Sở VHTT&DL Sóc Trăng
Tag: |
TIN LIÊN QUAN
- Nhu Gia – Thạnh Phú ( Kỳ Cuối )
- Đại Tâm – Xoài Cả Nả - (Kỳ 3)
- Nhu Gia – Thạnh Phú – Kỳ 1
- Tìm hiểu địa danh Nhu Gia
- Tìm hiểu địa danh “Tà Lọt”.
- Những làng nghề dưới lũy tre.
- Hội nghị triển khai nhiệm vụ hệ thống...
- Bảo tàng Sóc Trăng với những hoạt động...
- Huyện Mỹ Tú tổ chức hội thao mừng...
- Chùa Pô Thi PhĐôk xếp hạng di tích...
- Công tác chuẩn bị cho Hội thi Giai...
- Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng thăm, chúc mừng...
- Tổng kết và trao thưởng Giải Báo chí...
- Báo chí Sóc Trăng vững bước trên chặng...
- Đài PT&TH Sóc Trăng tổng kết công...
- Họp mặt đội ngũ công tác viên truyền...
- Khai mạc Hội thi Đờn ca tài tử...
- Liên hoan Dân ca Khmer khu vực ĐBSCL...
- Ngày thi diễn thứ 3 Liên hoan Dân...
- Khai mạc Liên hoan Dân ca Khmer khu...
- Đài PTTH Sóc Trăng làm việc với các...
- HĐND tỉnh giám sát tình hình thực hiện...
- Trao giải Hội thi Nhà nông tài tử...
- Chi đoàn Đài PTTH Sóc Trăng phối hợp...
- Kết thúc Giải Bóng đá Nhi đồng tranh...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp STV...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp STV...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
- Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.