Phát triển Logistics Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Lượt xem: 1151)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Tin trong nước

Cập nhật: 03/05/2023

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP. HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Những năm qua, hoạt động logistics Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế của vùng cũng như cả nước. Tuy vậy, vẫn còn những "điểm nghẽn", hạ tầng thiếu tính kết nối, thiếu đồng bộ, khiến logistics trong khu vực chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng và nhu cầu.  

Phát triển Logistics Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
 Cảng xuất nhập khẩu.

Với những lợi thế tự nhiên, hoạt động logistics tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với TP. HCM là hạt nhân đã phát triển nhanh chóng, hội tụ đầy đủ các loại hình logistics như Cảng biển, Cảng sông, Cảng Hàng không, đường bộ, đường sắt.

Đội ngũ doanh nghiệp logistics cũng phát triển rất nhanh và có sự đầu tư mạnh mẽ về công nghệ… Theo thống kê, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm gần phân nửa cả nước, riêng TP. HCM có trên 11.000 doanh nghiệp. Ông Đỗ Xuân Minh - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Logistics - Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho rằng, phía Nam có lợi thế rất lớn là đường thủy. Để phát triển đường này thì cần quy hoạch cảng thủy nội địa và đảm bảo về cốt luồng để các phương tiện thủy lưu thông một cách thông suốt.

Mặc dù vậy, việc phát triển logistics ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang gặp một số khó khăn về cơ sở hạ tầng, từ cảng, đường kết nối đế hệ thống kho bãi.

Hạ tầng giao thông tại TP. HCM và khu vực Ðông Nam Bộ - nơi tập trung Sân bay, Cảng biển lớn nhất vùng thiếu tính kết nối, thiếu đồng bộ, thường xuyên quá tải, kẹt xe, gây tắc nghẽn trong vận chuyển hàng hóa, làm mất thời gian và tăng chi phí về logistics của các doanh nghiệp. Theo ông Phạm Văn Xô - Chủ tịch Hiệp hội Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương thì: Hệ thống kết nối giao thông hiện nay, do làm logitics chưa được bài bản, nên hệ thống kết nối chưa đồng bộ. Thậm chí có những con đường cao tốc, hay vận chuyển chưa đạt yêu cầu dẫn đến kẹt xe, kẹt giờ, làm chi phí vận chuyển, chi phí logictits đội lên rất nhiều.

Đẩy nhanh kết nối hạ tầng, liên kết vùng để giảm chi phí logistics là “điểm nghẽn” lớn nhất cần được tháo gỡ. Trong đó, sớm triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, TP. HCM - Mộc Bài, các tuyến đường ra vào các cảng biển, hệ thống đường vành đai quanh TP. HCM kết nối khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Cùng với đó là gỡ “điểm nghẽn” thủ tục hành chính về hải quan, tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm chi phí làm thủ tục cho doanh nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Nghiệp - Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP. HCM cho hay: Các doanh nghiệp tham gia cam kết tuân thủ sẽ được một số ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi, giảm tỷ lệ kiểm tra.

Phát triển logistics Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ giúp tăng sức hút cho khu vực là cực tăng trưởng kinh tế của cả nước. Các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cũng cần có chính sách kêu gọi và hỗ trợ đầu tư trung tâm logistics, xây dựng các chính sách để hỗ trợ quá trình phát triển cảng thương mại tự do cho Vùng./.

Nguồn TTX Việt Nam


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online