Lung linh Đèn nước (Lượt xem: 528)
>> TIN TỨC >> Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
Cập nhật: 10/11/2024Với những ai có dịp tham dự Lễ hội Oóc-om-bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng hàng năm, bên cạnh ấn tượng với những chiếc ghe Ngo thì hình ảnh Đèn nước lung linh trên mặt sông Maspero, TP. Sóc Trăng ắt hẳn sẽ đọng lại trong lòng ít nhiều cảm xúc, bởi không chỉ phô diễn vẻ đẹp lung linh mà những chiếc Đèn nước còn mang theo lời tạ tội và ước nguyện của đồng bào Khmer đối với thiên nhiên.
Bà con kiệu Đèn nước vào Chùa làm lễ.
Lễ thả Đèn nước, hay còn được gọi là Lôi Protip, được tổ chức vào Rằm tháng 9 âm lịch. Mỗi thôn xóm cùng nhau làm một chiếc đèn, rước vòng quanh những con đường thôn, trong tiếng trống, tiếng nhạc rộn rã. Đoàn diễu hành bao giờ cũng thu hút rất đông bà con trong vùng.
Theo ông Trạch Văn Mến (ảnh trên) - Nguyên Trưởng Phòng Dân tộc huyện Trần Đề thì “sau khi nhập hạ 3 tháng, đến ngày xuất hạ thì bà con Phật tử các sóc, các chùa đều tổ chức kết Bè, ngày xưa làm bằng Bè Chuối, sau đó thả xuống sông. Làm như thế để tạ tội với nước và đất qua quá trình 1 năm bà con sinh sống, lao động, sản xuất làm ô uế đất và nước. Điều này cho thấy đồng bào Khmer đã có sự giáo dục bảo vệ môi trường trên 2.000 năm rồi. Hồi trước không có làm quy mô như bây giờ, chỉ có lồng đèn, nước, hoa, rồi thả đi với ý niệm cầu nguyện “Quốc thái Dân an”, tạ lỗi với Thần đất, Thần nước. Ngày nay, do cuộc sống sung túc hơn nên người ta mới làm thành biểu tượng như chánh điện hay các sala rồi thả xuống nước.
Ngày trước, Đèn nước làm bằng những vật liệu đơn giản, sẵn có xung quanh nhà, như thân cây Chuối, thân cây Trúc,… Mỗi chất liệu có những ưu điểm riêng. Anh Lâm Bình Thuận ở phường 5, TP. Sóc Trăng, nói: Bà con làm Đèn nước bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như bằng Phao, bằng cây Trúc… Mình thì làm bằng gỗ, tuy đóng hơi lâu nhưng bền và đẹp hơn.
Anh Thuận đang vẽ chiếc Đền nước bằng gỗ.
Ngày nay, chiếc Đèn nước đã có nhiều cải tiến so với trước. Nhiều vật liệu mới được sử dụng, làm ra những chiếc Đèn nước vừa đẹp vừa gọn nhẹ, vận chuyển dễ dàng. Theo anh Danh Thanh Dũng ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên thì: Trước kia, Đèn nước được làm bằng gỗ, ván, tôn… với nhiều công đoạn, làm cực, lâu và nặng lắm. Bây giờ Đèn nước làm bằng sắt mỏng, phôm hoặc alu sẽ nhẹ hơn. Trước kia, Đèn nước cỡ nhỏ phải 3 đến 4 người khiêng, còn bây giờ Đèn nước cỡ lớn cũng chỉ 2 người khiêng.
Giờ đây, với sự trợ giúp của các thiết bị điện tử, những hoa văn trang trí trên Đèn nước cũng có thể dễ dàng in ra và dán trực tiếp lên thân đèn, tiết kiệm rất nhiều thời gian tô vẽ. Tuy vậy, những chiếc Đèn nước làm bằng gỗ, từng chi tiết được chạm khắc, từng đường nét vẽ được tỉ mẩn nên bằng đôi tay khéo léo của người thợ, vẫn là một vẻ đẹp rất riêng biệt. “Họa tiết vẽ tay mang ý nghĩa và nổi bật hơn, mang giá trị văn hóa cao hơn”, anh Lâm Bình Thuận, nói thêm.
Chiếc Đèn nước mô phỏng theo kiến trúc ngôi chánh điện.
Để hoàn thành một chiếc Đèn nước, người thợ thường mất khoảng nửa tháng tỉ mẩn từng chút một. Những chiếc Đèn nước mô phỏng theo kiến trúc ngôi chánh điện hoặc hình dáng ngọn tháp để kinh thư trong chùa. Mỗi chiếc đèn mang dấu ấn riêng của người thợ trong từng đường nét hoa văn trang trí, cách kết hợp các màu sắc với nhau, cách đi dây đèn sao cho chiếc Đèn nước tỏa sáng rực rỡ nhất trong đêm.
Nếu như trước đây, Lễ cúng Trăng và thả Đèn nước chủ yếu diễn ra trong cộng đồng người Khmer thì những năm gần đây, tỉnh Sóc Trăng phục dựng nghi thức này vào dịp Lễ hội Oóc-om-bóc hằng năm, tạo điều kiện cho du khách gần xa được thưởng thức, góp phần quảng bá rộng rãi nét đẹp trong văn hóa phong tục truyền thống của người Khmer, cũng như vẻ đẹp của địa phương./.
Mỹ Phương, Lâm Huy Lung linh
TIN LIÊN QUAN
- Lễ hội Oóc-om-bóc 2024 - Du khách ấn...
- Ngôi vô địch 2 đội ghe Ngo Nam,...
- Ngày thi đấu thứ nhất Giải đua ghe...
- Sóc Trăng: Tưng bừng trình diễn thả Đèn...
- Tổng duyệt Chương trình khai mạc Lễ hội...
- Nhắc nhớ về cuộc đua ghe Ngo trên...
- Người Huấn luyện viên thổi Còi
- Quyết tâm của các đội ghe Ngo huyện...
- Hồi sinh chiếc Ghe huyền thoại
- Lãnhđạo UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn...
- Lung linh Đèn nước
- Các đội ghe Ngo của Mỹ Xuyên và...
- Các đội ghe Ngo huyện Châu Thành sẵn...
- Các đội ghe Ngo Sóc Trăng tập luyện...
- 4 đội ghe Ngo Vĩnh Châu mang quyết...
- Sôi nổi Giải đua ghe Ngo truyền thống...
- Ngã Năm chuẩn bị đến với Giải đua...
- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về Lễ...
- Đẩy mạnh tuyên truyền Lễ hội Oóc-om-bóc -...
- Sóc Trăng: Các đội ghe Ngo tập luyện...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
- Xã Tài Văn cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí Nông thôn mới
- Biến đổi khí hậu gây thiệt hại ngang khủng hoảng tài chính
- Mô hình “Dân vận khéo ở cơ sở”
- Chính phủ lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết về vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước, giai đoạn 2026 - 2030
- Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh tăng theo lương cơ sở
- Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
- Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.