Kế hoạch triển khai Dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo (Lượt xem: 1873)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Tin trong nước

Cập nhật: 07/06/2022

Tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV diễn ra vào chiều 6/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Với 440/449 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,18% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Các đại biểu đã thảo luận về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và Kế hoạch triển khai Dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Kế hoạch triển khai Dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo
Các đại biểu tham gia thảo luận tại phiên họp.

   Tham gia thảo luận, các đại biểu cho biết, việc triển khai Nghị quyết 66 đã nhận được sự đồng thuận của cử tri cũng như các cấp ủy Đảng ở địa phương, góp phần phát triển hạ tầng giao thông đường bộ kết nối các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ với khu vực và cả nước. Tuy nhiên, đến năm 2022 đã quá so với thời hạn quy định gần 2 năm nhưng vẫn còn một số hạng mục Dự án chưa hoàn thành. Một số đại biểu cho rằng, việc triển khai thực hiện Dự án này không chỉ cần quyết tâm chính trị mà còn phải xác định thứ tự ưu tiên đầu tư. Từ đó, có cơ sở cân đối nguồn lực, ưu tiên nguồn vốn đầu tư giải quyết dứt điểm từng công trình giao thông lớn, trong đó có Dự án đường Hồ Chí Minh.

   Tham gia thảo luận, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cơ bản đồng tình với Tờ trình của Chính phủ về tổng kết, đánh giá tổng thể việc thực hiện Nghị quyết 66 của Quốc hội. Theo đại biểu, công tác chuẩn bị đầu tư dự án được thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Việc cắm mốc lộ giới đến nay đã hoàn thành toàn diện đạt 86,1 %. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, ở một số dự án thành phần, hạng mục giải phóng mặt bằng còn được triển khai rất chậm. Đến nay, vẫn còn một số dự án thành phần giải phóng mặt bằng chưa xong. Việc cắm mốc lộ giới chậm 2 năm so với Nghị quyết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ý thức của người dân trong việc chấp hành các chính sách giải phóng mặt bằng chưa nghiêm. Đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn để hoàn thành tuyến Cổ Tiết - Chợ Bến dài 87,5 km trong giai đoạn 2021 - 2025 với quy mô 2 làn xe để đảm bảo tuyến đường Hồ Chí Minh được khơi tuyến trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

   Nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) khẳng định: Đường Hồ Chí Minh là công trình giao thông quốc gia rất quan trọng. Đồng tình với một số nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chậm trễ, chưa hoàn thành đầu tư theo kế hoạch như trong Báo cáo của Chính phủ, đại biểu cho rằng những lý do chủ quan làm ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch này.

   Đại biểu mong muốn, tại Kỳ họp này, Quốc hội có quyết tâm, đồng thuận cao với nội dung Chính phủ trình xin tiếp tục đầu tư, thống nhất đưa nội dung này vào Nghị quyết Kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV. Cùng với đó, có kế hoạch duy tu, sửa chữa, nâng cấp đường Hồ Chí Minh trùng với một số Quốc lộ khác đã xuống cấp hoặc những đoạn đường đầu tư từ lâu để con đường này phát huy tốt hơn hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ là mở đường cho kinh tế phát triển./.

Nguồn TTX Việt Nam


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online