Giải pháp phát triển ngành Tôm Việt Nam trong tháng cuối năm 2021 và năm 2022 (Lượt xem: 9880)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Nông nghiệp - Nông thôn >> Khuyến Nông - Khuyến Ngư

Cập nhật: 11/12/2021

Sáng ngày 10/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Giải pháp phát triển ngành Tôm trong tháng cuối năm 2021 và năm 2022”. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Sóc Trăng có ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng.

Giải pháp phát triển ngành Tôm Việt Nam trong tháng cuối năm 2021 và năm 2022
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng.

   Năm 2021, mặc dù ngành nuôi trồng Thuỷ sản nói chung, ngành tôm nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách do ảnh hưởng thời tiết khí hậu bất thường, đặc biệt là đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời từ các bộ, ngành và sự đồng lòng từ doanh nghiệp đến hộ nuôi nên đã tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc. Tính đến nay, sản lượng thuỷ sản cả nước ước đạt 4,65 triệu tấn, tăng 1,97% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng tôm nuôi các loại ước đến cuối năm 2021 đạt 970.000 tấn. Tại Sóc Trăng, diện tích thả nuôi tôm đạt 53.000 ha, sản lượng tôm nuôi ước đến cuối năm 2021 là 183.194 tấn, đạt và vượt Kế hoạch đề ra. Trong năm 2022, ngành tôm Sóc Trăng đặt mục tiêu đạt diện tích thả nuôi 51.000 ha, sản lượng 196.000 tấn.

   Theo nhận định từ các bộ, ngành và Hiệp hội, trong tháng cuối năm 2021 và năm 2022, khó khăn đặt ra đối với ngành tôm Việt Nam là tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, kéo theo hệ luỵ thiếu nhân công và nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất; giá thành sản xuất tôm vẫn còn cao so với các nước trong khu vực, công tác giám sát dịch bệnh trên tôm vẫn còn nhiều hạn chế; các buổi Hội thảo, Hội nghị chuyên đề khó diễn ra theo kế hoạch bởi sự hạn chế về số lượng đại biểu tham dự để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Để tháo gỡ khó khăn, phục hồi một cách tốt nhất ngành tôm theo yêu cầu thích ứng an toàn, linh hoạt và phòng dịch COVID-19.

   Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo hướng liên kết dọc giữa các nhà, giữa các ngành liên kết với các cơ sở sản xuất để đảm bảo sản xuất an toàn, hạ giá thành; tăng cường công tác quan trắc; tăng cường ứng dụng khoa học -  công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT lưu ý các ngành cần triển khai hiệu quả một số Đề án, Chương trình đã được phê duyệt, đồng thời nhấn mạnh: Cần chủ động xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp theo từng giai đoạn, đảm bảo sản xuất tôm nước lợ không bị động trong bối cảnh dịch COVID-19./.

Ngọc Thơ  - Văn Đại 


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online