Giấc mơ bình yên - Nguyễn Diệu Linh (Lượt xem: 521)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"

Cập nhật: 28/11/2016

Xa nhà đã lâu kể từ khi tôi đi học trên thành phố ba năm trước. Giữa một phố thị chen chúc, ngột ngạt khói xe, khói đủ màu của nhà máy, xí nghiệp, trộn lẫn lại thành màu đen kịt bao trùm toàn bộ thành phố như muốn nuốt chửng những dòng đang người hối hả.

Giấc mơ bình yên - Nguyễn Diệu Linh
Giấc mơ bình yên

(Nguyên bản của tác giả)

Xa nhà đã lâu kể từ khi tôi đi học trên thành phố ba năm trước. Giữa một phố thị chen chúc, ngột ngạt khói xe, khói đủ màu của nhà máy, xí nghiệp, trộn lẫn lại thành màu đen kịt bao trùm toàn bộ thành phố như muốn nuốt chửng những dòng đang người hối hả. Chuyến xe buýt đêm lặng câm đưa tôi về lối nhỏ…trên căn gác trọ lủng lẳng…sự cô đơn.

Ngồi ghé sát qua ô cửa sổ,hóng chút gió ở đâu đó phảng phất hương cốm non dịu nhẹvà mấy câu hátầu ơ du dương như bắt đầu xoáy sâu vào lòng tôi.Trong tích tắc cảm xúc trong tôi như đang bị trào ngược ra, một cái gì đó nghẹnđắng lại ở cổ, đôi mắt đỏ ưa ứa như nói được phần nào tâm tư của một đứa con xa quê,xa gia đình.Đôi mắt lim dim, lim dim….

Tôi nhỏ nhất nhà nên ba má hay gọi tôi là bé Út. Một ngày ở quê bắt đầu khi ông mặt trời nhú lên sau con đồi nhỏ cuối làng, những tia nắng nhen nhóm làm tan đi vài hạt sương ban mai còn đọng trên những nhành lúa non.  Ánh nắng dịu nhẹ bắt đầu chen qua  ô cửa sổluồn vào trong nhà, tiếng gà gáy sang sảng, trên cành cây lũ chim cu gáy đang ríu rít gọi nhau bay đi kiếm mồi cho bữa sáng.

Tất cả những âm thanh đó như đang báo động ngày hội mùa màng đã đến. Nhà nào nhà nấy mới sáng sớm đã hò nhau í ớicười, nói rộn ràng…Tôi lon ton theo sau ba má và cùng các chị dọc con đường làng men racánh đồng. Trông xaxa, cánh đồng lúa chín mênh mông kéo dài hút cả tầm mắt, màu vàng chóe như dải lụa vắt mình qua chân đồi, quảđồi mà tôi cũng không hề biết tên. Và những chấm đenbắt đầu cặm cụi,lúc nha lúc nhúc với công việc của mình như một đàn kiến chăm chỉ.

Ba má tôi cũng không nằm ngoài cuộc vui hấp dẫn này, cầm liềm cắt soàn soạt từng nhát mà lòng hãnh diện biết bao khi đặt những bó lúa nặng trĩu, vàng ươm, chắc nịch được bó gọn gàng thành từng gồi lớn một.Má dặn chị em tôi “mỗi hạt thóc là một hạt ngọc thực, vì vậy các con phải biết nâng niu không được phí phạm nghe không”, chẳng thế mà má cứ đi mót lúa quanh ruộng mấy vòng không thôi, xem chừng cũng được gần một tải lúa rơi vãi.

Gần trưa, mặt trời cũng đã đứng bóng, mồ hôi bám chặt trên nét mặt ba má,ướt đầm đìa những vạt áo nâu, ba hút vội điếu thuốc lào trong tiếng cười dài mãn nguyện của người nông dân.

Chiều xuống, những đàn cò trắng chấp chới lao mình về tổ, tia nắng cuối ngày cũng yếu dần, mây trời bắt đầu chế ngự những cơn nắng gắt, gió bắt đầu nổi lên.

Cả nhà “hành quân” về nhà trên chiếc xe thồ đang non bánh vì cõng tới bẩy bao thóc lớn,mọi người cùng đẩy về trên con đường lổn nhổn đầy bùn đất trộn lẫn những giọt mồ hồi cứ nhỏ mãi không thôi. Mùi thơm từ những cọng rơm xanh non đắp thành ụ ven đường và tà khói trắng lam chiều bay phập phùng như xua tan đi mọi mệt mỏi.

Sau phần việc của người lớn là đến thời gian tự do của lũ trẻ. Lũ trẻ chỉ thích thả diều, gọi là “đam mê” hay “nghệ thuật” cũng không có gì sai.Nhớ hồi ấy, những con diều của chúng tôi đều tự tay  làm bằng những tấm bìa cũ, vài ba cọng tre non được vót cong cùng với cuộn dây chỉ của má để vá quần áo, thế mà cũng có đứa gọi là tác phẩm nghệ thuật.

Thuở ấy chẳng có keo đâu nên chúng tôi phải dùng những hạt cơm nguội miết nhũn nát ra để dán cho kì được con diều, nó như tài sản quý giá với những đứa được gọi là nhóc như tôi.Cánh diều tuổi thơ bao giờ cũng vậy,nó là một thú vui của bọn trẻ nhưng đan vào đó chúng tôi gửi gắm bao khát vọng,bao ước mơ và tương lai được bay cao bay xa trong tương lai và cả sự tiếc nuối vu vơ.

Sau những lúc thả diều là những lần chúng tôi được ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống khỏa lấp sau con đồi vô danh, thật tuyệt vời biết bao.Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến bịn rịn đổ dài trên những cành cây,soi rọi xuống các con kênh, con sông tỏa ra một luồng ánh sáng bẩy màu rực rỡ. Tiếng sáo mục đồng xâu chuỗi cả con đê mà bây giờ tôi thường gọi là tiếng quê hương.

Về đến nhà khi trăng đã sáng.Chà! hôm nay có món rau sâm nấu cua.Tôi khoái món này lắm.Cái món tủ của tôi,biết tôi thích ăn nên chiều nào đi đồng về ba cũng ở lại bắt cua dọc theo con mương nhỏ,chằng chịt bèo tây.Cua đồng có khác nó vị ngòn ngọt, beo béo của thịt cua và cả vị rau sâm nhai lẫn giòn sần sật.

Bỗng nhiên…

 

Mùi canh cua đồng bỗng sực vào mũi tôi như một sự đánh thức không hẹn trước, hóa ra quán canh cua đồng của nhà hàng bên cạnh xóm trọ đang lúc đông khách. Tôi mở mắt và thèm được mơ tiếp giấc mơ tuổi thơ, tiếng vọng từ quê hương vẫn đập thình thịch trong lồng ngực. Ôi quê hương!  Ngày mai con sẽ về!

 

Tác giả: Nguyễn Diệu Linh

Tác phẩm: Giấc mơ bình yên 

Địa chỉ: xã Tân Minh - Thường Tín - Hà Nội


TIN LIÊN QUAN

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BÁO VÀ PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật – Công nghệ Báo và Phát thanh – Truyền hình Thành phố Cần Thơ.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online