Gạo Ông Cua và hành trình khẳng định thương hiệu Gạo Việt (Lượt xem: 5740)
>> TIN TỨC >> Tin địa phương
Cập nhật: 17/02/2024Vượt qua rất nhiều chủng loại gạo của các nước trên thế giới, tháng 11/2023, gạo ST25 thương hiệu Gạo Ông Cua của tỉnh Sóc Trăng đã lần thứ 2 đạt giải gạo ngon nhất thế giới. Điều gì làm nên thành công này và sự kiện này có ý nghĩa như thế nào trong việc khẳng định thương hiệu gạo Việt. Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới - Kỹ sư Hồ Quang Cua sẽ thông tin rõ hơn qua cuộc phỏng vấn của phóng viên STV.
Ông Hồ Quang Cua - Trưởng nhóm nghiên cứu dòng lúa thơm ST trao đổi với phóng viên tại ruộng thực nghiệm.
Phóng viên: Thưa ông! Lần thứ 2, gạo ST25 được vinh danh gạo ngon nhất thế giới, ông nghĩ gì về lần vinh danh này?
Trả lời: Ông Hồ Quang Cua - Trưởng nhóm nghiên cứu dòng lúa thơm ST: Đối với thành tựu về giống lúa ST25 này thì sau khi đã chọn thuần rồi, chúng tôi tiếp tục chọn dòng để thanh lọc nó, để chất lượng ngày càng tốt hơn. Từ lúc bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi cũng đã phân tích về phẩm chất của những giống lúa mà mình đã chọn ra so với giống lúa được xem là đối thủ chính của chúng ta, đó là gạo Hom Mali của Thái Lan. Qua quá trình thực hiện thì chúng tôi nhận thấy có một số đặc tính vượt trội hơn so với gạo Hom Mali của Thái Lan. Do đó mà ngay khi quyết định mang đi dự thi thì bản thân tôi cũng rất tin tưởng là mình sẽ giữ được vị trí cao nhất trong cuộc thi.
Phóng viên: Để gạo ST25 lần thứ 2 được vinh danh gạo ngon nhất thế giới, thì ngay sau khi gạo ST25 đạt giải lần đầu tiên vào năm 2019, ông đã có sự chuẩn bị gì để mang gạo ST25 tham gia cuộc thi, thưa ông?
Trả lời: Ông Hồ Quang Cua - Trưởng nhóm nghiên cứu dòng lúa thơm ST: Sau lần đạt giải vào năm 2019, chúng tôi vẫn tiếp tục dành nhiều thời gian nghiên cứu tại trại. Vì đây là giống lúa cải tiến, cho năng suất cao nhưng bản thân nó cũng đòi hỏi một lượng dinh dưỡng cao hơn lúa mùa nên để có thể duy trì được phẩm chất cũng như ưu thế vượt trội của nó. Chúng tôi đã nghiên cứu đến giải pháp sử dụng phân hữu cơ để có thể giảm thiểu lượng phân hóa học bón vào. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiên cứu, áp dụng thêm giải pháp sinh học trong việc bảo vệ cây lúa chống khỏi côn trùng và bệnh hại. Do mình ít sử dụng hoá chất và ưu tiên sử dụng hữu cơ vi sinh từ phân bón đến chất bảo vệ thực vật nên phẩm chất gạo lần này cao hơn nhiều so với lần trước, vì hội tụ được cái yếu tố vừa ngon lại vừa lành.
Phóng viên: Theo ông sự kiện gạo ST25 lần thứ 2 được vinh danh gạo ngon nhất thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với việc khẳng định thương hiệu lúa gạo của Sóc Trăng trên đấu trường thế giới?
Trả lời: Ông Hồ Quang Cua - Trưởng nhóm nghiên cứu dòng lúa thơm ST: Đối với cây lúa ST25 có lẽ chúng ta nên đưa vào vị thế của quốc gia sẽ hay hơn là chỉ nói riêng ở Sóc Trăng, vì rõ ràng là vùng đất ở Sóc Trăng chỉ trồng được một phần thôi. Tư trước tới giờ, người Thái Lan họ vẫn dùng câu logan là “Think rice, think Thái Lan”, có nghĩa là khi nói đến gạo sẽ nghĩ ngay đến Thái Lan. Nhưng từ sau khi gạo ST25 đạt giải lần thứ nhất vào năm 2019 thì Tổng Giám đốc tổ chức thương mại lúa gạo toàn cầu đã chỉnh lại câu logan là “think rice, think Thái Lan and Việt Nam”. Và năm 2023, khi gạo ST25 của chúng ta đạt giải lần thứ 2, ông ấy lại tiếp tục nhắc đến câu nói này, khẳng định là hễ nghĩ đến gạo thì nghĩ đến Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta tổng hợp những yếu tố khác thì có thể nói rằng vị thế của gạo thơm ST25 và ngành gạo Việt Nam đã vươn lên tốp đầu của Đông Nam Á rồi. Bởi vì, chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chương trình giống cách đây 30 năm, thì Việt Nam đã bắt đầu lai những giống lúa cải tiến mềm cơm, thơm nhẹ. Hiện nay, gạo của các giống đó như là OM18 hay Đài thơm 8, OM5451 đã cao hơn gạo của Thái Lan từ 50 đến 60USD/tấn. Như vậy rõ ràng với 6,7 triệu tấn xuất khẩu ở vị thế cao hơn Thái Lan như vậy, cộng với cái vị thế vừa được củng cố của gạo ST25 khi lần thứ 2 đạt giải gạo ngon nhất thế giới thì chúng ta có thể khẳng định gạo Việt Nam đã thật sự tiến lên vị trí hàng đầu của các nước Đông Nam Á. Đông Nam Á thì có các nước xuất khẩu gạo chính của thế giới như: Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Ấn Độ thì họ có thể xuất khẩu gạo trắng thường, nhưng đa số gạo thường của họ thì phẩm cấp còn thấp hơn nữa. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, vị thế gạo của Việt Nam đã xếp vào vị trí đầu bảng của thế giới. Không chỉ riêng ST25 mà cả những loại gạo trắng thơm khác mà Việt Nam đang xuất khẩu.
Ruộng thực nghiệm lúa thơm ST.
Phóng viên: Về lâu dài, ông có những định hướng ra sao trong việc phát triển dòng lúa thơm ST của tỉnh Sóc Trăng?
Trả lời: Ông Hồ Quang Cua - Trưởng nhóm nghiên cứu dòng lúa thơm ST: Về định hướng thì hiện nay tỉnh cũng đã có chủ trương rồi. Trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửa Long thì Sóc Trăng có đăng ký tham gia 72.000 ha. Trong 72.000 ha này cũng đã chiếm hơn phân nửa diện tích trồng lúa của tỉnh. Riêng về chủ trương đối với người làm công tác khoa học thì trong những năm qua, chúng tôi đã nghiên cứu từng loại phân hữu cơ đơn lẻ và những loại chế phẩm vi sinh để phục vụ công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật, để những sản phẩm vi sinh, hữu cơ này có thể giúp khai thác tối đa nguồn gen thơm của giống lúa ST25. Như vậy, định hướng của chúng tôi về lâu về dài là làm sao để hạt gạo của Sóc Trăng vừa thơm, vừa ngon, vừa lành. Ngon thì bản thân nó đã ngon rồi, còn lành là nói đến yếu tố an toàn. Như vậy, về phương diện cá nhân và làm việc ở khu vực đầu tư của doanh nghiệp gia đình, chúng tôi sẽ làm mô hình mẫu để các nông dân và doanh nghiệp có thể theo đó mà cùng hợp tác sản xuất. Và qua đó, nâng cao giá trị của hạt lúa, hạt gạo Sóc Trăng lên thêm nữa. Bằng chứng là chúng tôi đã thành công trong vụ Hè Thu vừa rồi. Đó là qua những mô hình áp dụng biện pháp hữu cơ thì mẫu gạo rất là tốt và khi mang đi thi thì đã đạt được điểm tuyệt đối của Ban Giám khảo.
Phóng viên: Rất cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Chúc ông cùng nhóm nghiên cứu dòng lúa thơm ST và gia đình, năm mới đạt nhiều thắng lợi mới./.
Trọng Phước, Ngọc Thơ
TIN LIÊN QUAN
- Bí thư Tỉnh uỷ kiểm tra các công...
- UBND tỉnh Sóc Trăng phát động quyên góp...
- Sóc Trăng phát động ủng hộ đồng bào...
- Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng kiểm tra...
- Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng kiểm tra,...
- Ngã Năm: Điều chỉnh Quy hoạch chung phải...
- Đoàn giám sát của Tỉnh uỷ Sóc Trăng...
- Phó Bí thương Thường trực Tỉnh ủy Sóc...
- Ban Tổ chức Trung ương lấy ý kiến...
- Phường 1, TP. Sóc Trăng chính thức đi...
- Thành phố Sóc Trăng hướng đến đô thị...
- Sóc Trăng huy động tàu, thuyền vào nơi...
- Lãnh đạo Tỉnh ủy kiểm tra các công...
- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc...
- Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng dự Lễ...
- Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng dự Lễ...
- Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng kiểm tra...
- Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng nghe báo...
- Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng kiểm tra,...
- Đổi thay trên quê hương Vĩnh Hải
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Thông báo về việc gián đoạn giao thông đường thủy nội địa trên kênh Maspero thuộc địa phận thành phố Sóc Trăng (16-11-2023)
- Thông báo: Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với chủ đề “Tiềm năng và Khát vọng"
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.