Bát cơm quê - NGUYỄN VĂN CÔNG (Lượt xem: 7119)
>> TIN TỨC >> Cuộc thi " Viết về cánh đồng Quê Hương"
Cập nhật: 04/07/2017Xa nhà, xa quê, xa cha mẹ là điều không thể tránh khỏi khi chúng ta trưởng thành, rồi cuộc sống xô bồ, dễ làm người ta quên đi những hương vị của đồng quê, dễ làm cho những hạt ngọc thực chỉ là thứ phụ trong bữa ăn, nhưng cho dù có thế nào thì cơm mẹ nấu cũng không gì thay thế được. Mẹ từng nói "Con đi đâu chớ quên đường về, sau có thành công chớ quên hạt gạo quê”.
Bát cơm quê
(Nguyên bản của tác giả)
Ngày nhỏ, rất thích đến ngày mùa. Lúc đó, cả nhà lại nô nức ngoài đồng thu hoạc lúa, hạt vàng óng, đượm mùi thơm quyến rũ. Rồi hạt thay lớp áo ngoài thành hạt gạo trắng trong, được bàn tay mẹ hun lửa thành bát cơm dẻo ấm nồng tình quê.
Cơm mẹ nấu cũng là cơm bình thường, bếp mẹ đun cũng chỉ là bếp rơm nhưng những bữa cơm nhà được quây quần cùng gia đình cơm đó lại là bữa cơm sum vầy, bữa cơm đầm ấm của mỗi chúng ta, nhất là khi xa nhà. Có hôm, mẹ chỉ có nước mắm làm món cho con nhưng con vẫn ăn vội được ba bát. Hạt gạo đều là mồ hôi công sức của cha mẹ, hạt gạo lớn lên từ mảnh đất quê hương yêu dấu.
Xa nhà, xa quê, xa cha mẹ là điều không thể tránh khỏi khi chúng ta trưởng thành, rồi cuộc sống xô bồ, dễ làm người ta quên đi những hương vị của đồng quê, dễ làm cho những hạt ngọc thực chỉ là thứ phụ trong bữa ăn, nhưng cho dù có thế nào thì cơm mẹ nấu cũng không gì thay thế được. Mẹ từng nói "Con đi đâu chớ quên đường về, sau có thành công chớ quên hạt gạo quê”.
Còn nhớ những ngày mùa oi ả, cha mẹ và dân làng nô nức đi gặt, nụ cười rạng rỡ của người nông dân được mùa như cảm tạ ông trời ban cho mưa thuận gió hòa. Hồi thơ bé con chưa giúp được cha mẹ việc đồng áng, chỉ biết đuổi theo những cánh diều trong gió mùa lúa chín làm con say hương quê. Cả những con đường óng vàng thóc lúa, trải đầy đường như nắng thu len lỏi, mái nhà rơm khô che mưa nắng cho con, thân mẹ cha như thân cò lặn lội hy sinh tất cả vì nụ cười của con.
Mẹ thường dặn phải biết quý hạt gạo vì hạt gạo là gốc con người, mẹ cặm cụi bưng nồi cơm nóng, xới cho con từng bát yêu thương. Mẹ thường nói con trai mẹ ăn khỏe, rồi ngày mai trưởng thành con sẽ làm được tất cả. Cha thì nói con đi đâu thì nhớ khoe quê hương, quê mình nghèo khó nhưng luôn rộn tiếng cười, mời các bạn về càng nhiều càng tốt.
Giờ phương xa ngóng về quê hương, con mong tới ngày nghỉ như mong mặt trời mọc để về với mẹ với cha của con, bưng bát cơm chứa chan nỗi nhớ. Dù thành công con chưa đạt được nhưng về mới mẹ cha con nhân lên động lực. Nụ cười mẹ thôi thúc con bước tiếp, cho dù đường đời lắm chông gai phiền muộn, con quyết vâng lời mẹ cha đã dạy không bỏ dở con đường lý tưởng.
Ngày trở về con mang đặc sản phố thị nhưng cũng chỉ là phụ gia cho bữa cơm gia đình nhà mình thôi. Món chính vẫn nồi cơm mẹ nấu, cơm yêu thương đợi con quay về. Mùi khói không làm con cay mắt, vào lòng mẹ con nức nở không thôi, đụn rơm khô thắp tình nồng ấm. Bàn tay mẹ đã sạm vì sương gió, đôi mắt mẹ đã mờ vì mong con, cho con khóc ướt đùi của mẹ vì con không thể có cảm xúc nào hơn.
Làng quê đã thay đường đổi ngói, cánh đồng cũng thu lại hẹp hơn, mùa lúa chín đã không bào mòn sức mẹ. Mừng cho mẹ đỡ nặng gánh thóc vàng, máy móc đã xin mẹ làm hộ, mẹ ngủ ngon không còn lo mùa vụ, những ngày nắng mồ hôi mẹ đỡ mệt, mẹ ngồi đó để con làm tất cả.
Về với mẹ con xóa tan nỗi nhớ, không còn đau đáu nỗi buồn lơ lửng. Nơi đất khách con mất đi chỗ dựa, nhớ mẹ cha con vùng lên tất cả. Người ta bảo hạnh phúc khi lấy nhau nhưng với con cha mẹ khỏe con thấy hạnh phúc thật sự. Cuộc đời con đâu quên hình bóng mẹ, lặn lội đi khi gà chưa buồn dậy, mẹ đã đi khi con say giấc ngủ, dậy tìm cha thì cha cũng lên đường, kiếm miếng cơm cho con mau khôn lớn. Con ngẫm nghĩ cho ngày mai sau, sao cho mẹ cha không còn cơ cực, cho quê hương đất nước đổi mới, cho nhà nhà người người ấm no, sum vầy.
Con như con thuyền phải ra khơi, sóng gập ghềnh xô con ngã xuống con đứng dậy quyết chí phải đứng lên đi tiếp. Ở nơi đó có cha mẹ cổ vũ làm con quên biết bao khổ cực. Rồi ngày đó con về với bến, bến yêu thương bến đợi chờ, con mang thành công đắp đầy lên thuyền, tặng cha mẹ để báo hiếu tri ân.
Cơm nhà mẹ nấu đâu chỉ ngon vị ngọt dẻo mà còn chứa chan tình cảm gia đình. Dẫu có đi xa, con vẫn luôn hướng về quê hương, nơi ấp ủ tuổi thơ ký ức, những phút giây an yên lên ngôi, một chốn để tìm về để biết mình không bao giờ lạc long, cô đơn.
NGUYỄN VĂN CÔNG
TIN LIÊN QUAN
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
- Xã Tài Văn cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí Nông thôn mới
- Biến đổi khí hậu gây thiệt hại ngang khủng hoảng tài chính
- Mô hình “Dân vận khéo ở cơ sở”
- Chính phủ lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết về vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước, giai đoạn 2026 - 2030
- Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh tăng theo lương cơ sở
- Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
- Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.