Nông nghiệp Sóc Trăng những gam màu tươi sáng (Lượt xem: 4003)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Tin địa phương

Cập nhật: 23/01/2019

Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững của Sóc Trăng tiếp tục đạt được nhiều thành công mang tính đột phá trong năm 2018. Nổi bật là triển khai có hiệu quả chương trình sản xuất hàng nông sản an toàn và ứng dụng công nghệ cao. Từ đó, tô điểm cho bức tranh nông nghiệp Sóc Trăng thêm những gam màu tươi sáng.

Nông nghiệp Sóc Trăng những gam màu tươi sáng
Diện tích gieo trồng lúa hàng năm của tỉnh Sóc Trăng trên 350.000 ha.

     Sóc Trăng là  một trong những vùng sản xuất lúa trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long với diện tích gieo trồng hàng năm trên 350.000 ha. Tổng sản lượng lúa mỗi năm ổn định hơn 2,1 triệu tấn. Chẳng những cây lúa đạt năng suất cao mà còn được nâng cao về chất lượng. Năm lương thực 2018, tỉ lệ lúa thơm đặc sản của tỉnh chiếm trên 50,6% diện tích gieo trồng. Trong đó các giống lúa ST, đặc biệt là ST 24 đã làm rạng danh cho cây lúa quê nhà. Ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Sóc Trăng, cho biết: “Sau khi lúa ST24 đạt giải nhất ở tỉnh Sóc Trăng, tiếp tục nằm ở tóp 3 gạo ngon nhất Thế giới tại Macao. Mới đây trong tháng 12 tham dự festival ở Long an, đạt giải nhất gạo ngon của Việt Nam. Rõ ràng  khẳng định đẳng cấp về chất lượng. Bên cạnh chất lượng, chúng tôi xây dựng các mô hình sản xuất lúa Vit Gap, lúa hữu cơ”.

Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ.

     Đây được xem sự chuyển biến mới trong cách làm của Ngành Nông nghiệp và trong nhận thức của nông dân Sóc Trăng. Mô hình trình diễn sản xuất lúa quy trình Vit Gap theo hướng hữu cơ được triễn khai trên diện tích 230 ha. Gần phân nữa diện tích đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Phần còn lại đang trong giai đoạn sản xuất và sẽ được kim tra, đánh giá sau khi kết thúc mùa vụ. Điều đó cho thấy, bà con nông dân ngày càng hiểu rõ hơn xu thế sản xuất lúa an toàn là hướng đi tất yếu, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ông Võ Văn Phúc, Gíam đốc Hợp tác xã Thành Công, xã Phú Hữu, huyện Long Phú, khẳng định: “Chúng tôi sẽ quyết tâm đạt được chứng nhận của Việt Gap, để sau này lúa của mình bán ra thị trường được giá cao, đem đến lợi nhuận cho bà con. Các doanh nghiệp, các tỉnh khác thấy lúa của mình đạt tiêu chuẩn Vit Gap sẽ đến mua để bà con đạt lợi nhuận cao. Đó là mong muốn của tôi và bà con trong hợp tác xã”.

Mô hình trồng rau màu trong nhà lưới.

     Cùng với cây lúa, trên 59.000 ha rau, màu trong toàn tỉnh được đa dạng hóa về chủng loại. Ngành Nông nghiệp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân ứng dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện toàn tỉnh có 63 mô hình trồng rau, màu trong nhà lưới, nhà màng theo quy trình Vit Gap. Nông dân rất tâm đắc với các mô hình này vì ngăn ngừa được côn trùng gây hại, giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát phân bón, ít bị tác động của môi trường bất lợi, ít sử dụng phân thuốc sinh học. Theo đó, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, sản phẩm an toàn cho người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Vú sữa Trinh Phú huyện kế Sách xuất khẩu sang Mỹ.

      Với diện tích trên 29.000 ha, cây ăn trái là một trong những thế mạnh của nông nghiệp Sóc Trăng. Đầu tháng 6/2018, Ngành Nông nghiệp trin khai đề án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2018 -2015”. Bước đầu, ban quản lý đề án chọn Vú sữa để mở màn vì đây là loại trái có lợi thế cạnh tranh so với các loại cây ăn trái khác ở Nam bộ. Bằng các giải pháp đồng bộ như: Tập huấn nông dân sản xuất theo quy chuẩn Vit Gap, xây dựng vùng trồng được cấp mã code, chăm sóc trái đạt tiêu chuẩn quy định, bước đầu đề án này đã đem lại tín hiệu vui. Trung tuần tháng 11/ 2018, lô Vú sữa đầu tiên với sản lượng 2 tấn của hợp tác xã Trinh Phú, xã Trinh Phú, huyện Kế Sách đã  được Công ty Vina T&T ở thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu sang Mỹ. Vụ Vú sữa này bắt đầu thu hoạch từ tháng 11/2018 và kết thúc mùa vụ vào 3/2019, công ty hợp đồng mua trên 200 tấn của hợp tác xã để xuất sang thị trường Mỹ. Sự kiện này đã mở ra cơ hội mới không chỉ cho 1.550 hecta Vú sữa của tỉnh Sóc Trăng mà còn cho các loại cây ăn trái đặc sản của tỉnh. Với vùng sản xuất tập trung, sản lượng lớn và đang được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, sẽ là lợi thế của trái cây Sóc Trăng vươn ra thị trường thế giới. Ông H Văn Hội, Gíam đốc Hợp tác xã nông nghiệp Trinh Phú, xã Trinh phú, huyện Kế Sách, chia sẻ: “Bà con xã viên rất phấn khởi vì được kết nối với công ty Vina T&T xuất khẩu Vú sữa. Sắp tới Hợp tác xã tiếp tục mở rộng thêm để bà con có thu nhập cao”.

Chăn nuôi gà ứng dụng công nghệ cao.

 

 

Dây chuyền thu hoạch trứng gia cầm. 

 

    Ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp là hướng mới để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại. Hiện Sóc Trăng có 3 doanh nghiệp chăn nuôi gia súc gia cầm trong tỉnh ứng dụng công nghệ cao và đã gặp hái được hiệu quả kinh tế cao. Ông Phạm Văn Rơ, Tổng giám đốc công ty Dư Hoài, huyện Châu Thành, nhận định: “Mô hình chăn nuôi công nghệ cao có nhiều điểm rất tốt so với trước đây chăn nuôi theo thủ công, không mở rộng đàn được. Hiện nay gà đẻ và gà hậu bị của công ty hơn 1 triệu con. Lượng trứng sản xuất ra 1 ngày trên 800 ngàn trứng. Đầu ra là siêu thị, nhiều nhất là siêu thị thành phố HCMinh, ngoài ra còn cung ứng ra thị trường miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình công nghệ cao giúp giảm được chi phí công nhân, giảm hao hụt, giảm chi phí quản lý. Từ đó, giá thành sản xuất giảm”.

 

Ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng.

      Năm 2019, Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng tiếp tục triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện để đạt mức tăng trưởng cao. Trong đó, tập trung cho giải pháp trọng tâm mang tính quyết định là sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ. Ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, cho rằng: “Đầu ra không có con đường nào khác hơn là thực hiện Quyết định 490 của Thủ tướng Chính phủ: Mỗi xã 1 sản phẩm. Để nâng cao giá trị sản phẩm thì sản phẩm phải có bao bì, nhãn mác chất lượng. Thành lập, củng cố mạnh tổ hợp tác và hợp tác xã để nối kết với doanh nghiệp. Có thương hiệu, nhãn hiệu, rồi xuất khẩu nước nào cũng được. Năm 2019, ngoài việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, phải củng cố, nâng chất hợp tác xã để tiêu thụ sản phẩm đ vất vả cho bà con”.

      Chào mừng năm mới 2019 với bao ước mong và kỳ vọng vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân tỉnh nhà tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hòa nhập vào công cuộc đổi mới của tỉnh nhà và của đất nước./.

Mỹ Duyên-Văn Đại

 


QUẢNG CÁO
    Book365
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online