Cẩn thận với bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em (Lượt xem: 1995)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Đời sống - Xã hội >> Sức khỏe cho mọi người

Cập nhật: 09/06/2023

Từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 9.000 trường hợp mắc bệnh Tay - Chân - Miệng, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong. Trong những tuần gần đây, số ca mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh. Tại Sóc Trăng, hiện đang bước vào giai đoạn cao điểm của bệnh nên dự báo số ca mắc có thể sẽ tăng trong thời gian tới. Do đó, các bậc phụ huynh cũng cần thận trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho con em mình.

Cẩn thận với bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em
Phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi thấy các dấu hiệu của bệnh Tay - Chân - Miệng.

Bệnh Tay - Chân - Miệng do vi khuẩn đường ruột gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhiều nhất là trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh thường xuất hiện quanh năm, thời điểm nhiều nhất là từ tháng 7 đến tháng 9. Trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện sốt, loét miệng, nổi bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối,… “Trường hợp trẻ có kèm thêm các dấu hiệu sốt cao, thở rít khi ngủ, run chi, giật mình chới với… phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất”, Bác sĩ CKII Huỳnh Chí Bình - Trưởng Khoa Nhiễm Nhi - Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi tỉnh Sóc Trăng lưu ý thêm.

Bệnh Tay - Chân - Miệng thường có 4 cấp độ. Trong đó, cấp độ 1 là giai đoạn bệnh nhẹ, bệnh nhi có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại cơ sở y tế. Bệnh Tay - Chân - Miệng độ 4 là giai đoạn đặc biệt nguy hiểm, dễ xảy ra biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Trong 6 tháng đầu năm nay, Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi tỉnh đã ghi nhận 63 ca mắc tay chân miệng độ 1 và 6 ca tay chân miệng độ 2. “Chủng bệnh Tay - Chân - Miệng type C4 theo chu kỳ 10 năm đã quay lại. Đây là chủng bệnh diễn biến nhanh, lây lan nhiều và để lại nhiều biến chứng khi gặp phải như thần kinh, tim mạch,…”, Bác sĩ CKII Huỳnh Chí Bình (ảnh dưới) cho biết thêm.

Bệnh Tay - Chân - Miệng có thể gây ra nhiều biến chứng như gây viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Hiện bệnh vẫn chưa có vaccine và thuốc đặc hiệu điều trị. Do đó, việc phòng bệnh là hết sức quan trọng (dọn dẹp, làm sạch nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ là một trong những biện pháp phòng bệnh). Phụ huynh cũng cần quan sát các biểu hiện sức khỏe ở trẻ, kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Tay - Chân - Miệng để kịp thời điều trị, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc./.

Mỹ Phương - Văn Đại


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online