>> TIN TỨC
>> Đời sống - Xã hội
>> Gương điển hình tiến tiến
25/08/2017
Đam mê tin học và lập trình khi mới học cấp II, Lâm Thành Lộc đã tự mày mò, nghiên cứu trên Internet để học về các phần mềm ứng dụng. Dù chưa hiểu sâu về các dữ liệu lập trình, nhưng Lộc đã nung nấu ý tưởng làm nên một sản phẩm từ những gì đã tìm hiểu để phục vụ cho việc học, vậy là em bắt tay thực hiện sản phẩm đầu tiên với tên gọi “học Plus”.
25/08/2017
Tham gia hiến máu tình nguyện khi còn là sinh viên, đến nay 34 tuổi, thầy Lê Hữu Phúc trường THPT Mai Thanh Thế, thị xã Ngã Năm đã 21 lần hiến máu. Thầy nhiều lần nhận được Giấy khen, Bằng khen vì có thành tích trong hiến máu tình nguyện.
23/08/2017
Thương binh Phạm Văn Chiến ở ấp Hòa Quới, xã An Ninh, huyện Châu Thành, tuy đã 70 tuổi nhưng ông rất tích cực với phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Ngoài gương mẫu thực hiện, ông còn vận động bà con xóm ấp cùng tham gia.
23/08/2017
Bác sĩ chuyên khoa I Sơn Hà, Thầy thuốc ưu tú, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành ngay khi còn học phổ thông đã ấp ủ ước mơ được khoác lên người chiếc áo blouse trắng. Hơn 30 năm qua, thành công trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân của bác sĩ Sơn Hà cũng khởi nguồn từ sự quyết tâm theo đuổi nghề đã chọn.
22/08/2017
Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, anh Phan Ngọc Thành ở thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách đã đi đầu trong phát triển kinh tế, thu nhập mỗi năm trên 1 tỉ đồng.
18/08/2017
Em Lâm Sơn Hải, học sinh lớp 11C1 trường THPT Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề là thí sinh đại diện tỉnh Sóc Trăng tham gia cuộc thi Đường đến vinh quang tại tỉnh Tiền Giang, năm học 2016-2017. Tại sân chơi trí tuệ dành cho học sinh các tỉnh ĐBSCL, cậu học trò dân tộc Khmer này đã xuất sắc đạt giải nhất ở cả vòng thi tuần, thi tháng và thi quý.
16/08/2017
Năm năm tham gia chiến trường miền Đông Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trở về đời thường, thương binh Trịnh Văn Tỷ ở phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu vẫn hăng say sản xuất và đóng góp xây dựng địa phương.
14/08/2017
Cây mãng cầu gai được ví như cứu tinh của vùng đất trũng phèn thị xã Ngã Năm, với giá trị kinh tế cùng với sự thích nghi với vùng đất này, cây mãng cầu gai được tỉnh Sóc Trăng chọn là một trong 5 cây thế mạnh để thực hiện mô hình phát triển kinh tế bền vững trong tái cơ cấu nông nghiệp trước thách thức của biến đổi khí hậu. Trong đó có nông dân làm giàu nhờ có sáng kiến hay từ trồng cây Mãng cầu gai là ông Dương Minh Triệu ở ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Quới.
14/08/2017
Cuộc sống bà con nông dân ở xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng giảm bớt khó khăn từ mục tiêu dẫn ngọt, rửa phèn sau chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau, đã có nhiều hộ khá lên, từ đó đã góp phần đưa xã Lâm Tân hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới. Thành công đó phải nói đến sự linh hoạt trong chính sách đầu tư phát triển của địa phương và sự đóng góp thiết thực của Hợp Tác Xã ( HTX) Sản xuất nông nghiệp Kiết Lập B. Từ hiệu quả của HTX đã hình thành nên thương hiệu bò lai Sind chất lượng cao ở xã Lâm Tân, đặc biệt 34 thành viên vốn là hộ Khmer nghèo đã có điều kiện vươn lên khá giàu nhờ hiệu quả trong hoạt động mà HTX mang lại.
31/07/2017
Huyện Cù lao Dung có diện tích trồng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh Sóc Trăng với bình quân mỗi năm nơi đây xuống giống từ 6 ngàn 500 đến 7 ngàn hecta. Nặng lòng với cây mía quê hương, đồng cảm với những khó khăn mà người trồng mía phải đối mặt, thầy giáo dạy môn giáo dục thể chất ở một ngôi trường tiểu học đã sáng chế ra chiếc máy vô chân mía phục vụ đắc lực cho cây mía quê nhà. Đó là thầy Nguyễn Văn Nưng ở xã An Thạnh Ba, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
18/07/2017
Tại tỉnh Sóc Trăng, trong giai đoạn 2014-2016, tỷ lệ nông dân có mức thu nhập trên 400 triệu đồng/năm tăng gấp 2,5 lần và số hộ có mức thu nhập trên 01 tỷ đồng/năm tăng 4,5 lần so với giai đoạn 2012-2014. Kết quả trên cho thấy: từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, rất nhiều nhà nông chân chất ở Sóc Trăng đã đột phá tư duy làm kinh tế, tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... và trở thành những triệu phú, tỷ phú ngay trên chính quê hương của mình.
14/07/2017
Kỳ thi THPT Quốc gia 2017, em Nguyễn Thanh Hải – học sinh trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Sóc Trăng, là thí sinh đạt điểm cao nhất tại cụm 60 tỉnh Sóc Trăng với số điểm 29,75 ở Khối B. Chúng ta cùng làm quen với thủ khoa của kỳ thi này.
11/07/2017
Cô Nguyễn Thị Diệu ở trường Tiểu học Kế Sách 1, huyện Kế Sách, là giáo viên duy nhất đại diện Ngành Giáo dục Sóc Trăng tham gia Hội thi Giáo viên tài năng duyên dáng năm 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vừa qua.
07/07/2017
Từ tỉnh Đồng Tháp về ấp Long Hòa, xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng lập nghiệp, anh Huỳnh Việt Trung mua đất và cải tạo vườn tạp làm lúa rồi sau đó lên liếp trồng cây ăn trái. Sau gần 10 năm đầu tư, chăm sóc, gia đình anh Trung có thu nhập mỗi năm khoảng 300 triệu đồng từ chăn nuôi và trồng trọt.
12/06/2017
Dù có trên 3 ha đất canh tác nhưng vợ chồng ông Trần Văn Công vẫn phải nay đây mai đó làm thuê trang trải cuộc sống, vì đất bị trũng phèn, làm lúa hiệu quả không cao, ông chuyển qua trồng tràm, rồi phá bỏ. Cho đến cách đây 5 năm, khi cây khóm được ông đem về trồng thử nghiệm kết duyên với vùng đất này và ông đã thành công.
23/05/2017
Năm 2016, tỉnh Sóc Trăng có 80.570 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, có trên 31.450 hộ dân tộc Khmer. Kết quả trên cho thấy, trong những năm qua, nhiều nông dân Khmer đã linh hoạt trong cách nghĩ, cách làm, tổ chức lại sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây, con giống cho hiệu quả cao hơn, đời sống theo đó ngày càng được nâng lên.
19/05/2017
Nông dân trẻ Trần Văn Phục ở ấp Bình Du B, xã An Thạnh Nhì, huyện Cù Lao Dung được xem là người tiên phong trong các mô hình sản xuất kinh doanh mới, hiệu quả.
19/05/2017
Với mong muốn vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng mà nông dân Diệp Thanh Hiệp ở ấp Bố Liên 3, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với lợi thế ở địa phương và từ mô hình nuôi bò sữa đã giúp gia đình anh thoát nghèo bền vững.
19/05/2017
Ở huyện Kế Sách những năm gần đây, có nhiều nông dân Khmer sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu, có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm, như hộ ông Trần Chanh ở xã Thới An Hội, là một điển hình.
19/05/2017
Là bộ đội xuất ngũ, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng với sự chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng màu và mua bán nhỏ, đã giúp gia đình anh Danh Diệu ở ấp Vĩnh Phong, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, thêm no ấm.
11/05/2017
Gần 10 năm công tác ở trường Tiểu học Hồ Đắc Kiện A huyện Châu Thành, thầy Lý Đa luôn được học sinh quý mến vì thầy luôn gần gũi, quan tâm đến việc học của các em. Còn với giáo viên của trường, thầy là điển hình về tinh thần vượt khó, luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt cho việc giảng dạy.
20/04/2017
Hơn 20 năm gắn bó với công tác khuyến nông, kỹ sư Thạch Lai đã quá quen thuộc với nông dân Sóc Trăng, không chỉ bởi những kiến thức kinh nghiệm trong nông nghiệp, mà còn ở sự nhiệt tình gần gũi và hết lòng vì nông dân.
24/03/2017
Là Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Lương Văn Hoàng, kiêm cán bộ tín dụng của Hội Phụ nữ xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, chị Trần Thị Kim Phụng luôn nhiệt tình với công tác hội, xây dựng các Tổ vay vốn, góp vốn ngày càng phát triển. Chị đã góp phần rất lớn giúp hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay sản xuất, buôn bán vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống.
22/03/2017
Tuy không thân thích, họ hàng, nhưng bao năm qua, bà Lý Thùy Oanh ở ấp Giồng Chùa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, đã chăm sóc yêu thương 4 chị em mồ côi mẹ bằng cả tấm lòng, tình thương ấy thật khó gì sánh bằng.
24/02/2017
Với sự nhiệt tâm, lòng yêu nghề và ghi nhớ lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu”, thời gian qua, đội ngũ thầy thuốc và những người làm công tác y tế của Sóc Trăng đã không ngừng nỗ lực rèn luyện y đức, nâng cao tay nghề, tận tâm phục vụ nhân dân, nhiều gương thầy thuốc tiêu biểu được xã hội vinh danh.
24/02/2017
Những năm qua, Ngành Y tế huyện Trần Đề đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần cùng địa phương hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới; trong thành quả ấy, có sự nỗ lực của đội ngũ thầy thuốc luôn tận tâm phục vụ, đề cao y đức và tạo sự hài lòng cho bệnh nhân.
24/02/2017
Hơn 33 năm gắn bó với Ngành Y, bác sĩ Phạm Tức, Trưởng Trạm Y tế xã Hòa Tú 1, luôn hết lòng chăm sóc sức khỏe nhân dân, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của Ngành Y tế huyện Mỹ Xuyên.
24/02/2017
Nhà cửa khang trang, với hơn 8 ha ruộng cùng 7 con bò sữa, là thành quả sau bao năm miệt mài lao động của ông Lâm Se ở khóm 2, phường 5, TP Sóc Trăng.
23/02/2017
Làm nghề nào cũng phải có Tâm; với nghề Y, Tâm đức và Y đức càng quan trọng vì liên quan đến tính mạng con người. Những năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, đội ngũ thầy thuốc Sóc Trăng đã không ngừng nỗ lực, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
23/02/2017
Trong những năm qua, nhiều hộ dân ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú đã chọn con Dê để phát triển chăn nuôi, cho thu nhập đáng kể, trong đó có hộ ông Ông Văn Chiến ở ấp 1, rất thành công với mô hình này.
23/02/2017
Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng được các cấp Hội Nông dân huyện Mỹ Xuyên thực hiện tốt, số hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng nhiều, trong đó có ông Nguyễn Thành Công ở xã Ngọc Tố.
23/02/2017
Từ sự cần cù, biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chọn cây, con giống có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện sản xuất, đã giúp ông Trần Văn Hài ở khóm Vĩnh Sử, phường 3, thị xã Ngã Năm vươn lên làm giàu. Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở Ngã Năm với mô hình vườn, ao, chuồng, ruộng kết hợp cho thu nhập cao, được chọn nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương.